05.10.2017

Việt Nam trong danh sách hạn chế hoặc thù nghịch với tôn giáo

Việt Nam trong danh sách hạn chế hoặc thù nghịch với tôn giáo
Nữ sinh Rohingya theo Hồi giáo trong lớp học kinh Quran tại trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh ngày 24/9/2017.

Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia hoặc kiểm soát chặt chẽ đối với những định chế tôn giáo hoặc thực sự thù nghịch đối với tôn giáo, theo một phúc trình của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington vừa công bố.


Trong danh sách, ngoài Việt Nam còn có Trung cộng, Cuba, Triều Tiên và một vài nước Cộng hòa thuộc Xô Viết cũ.

Theo Pew, tại các nước này, “chính phủ tìm cách kiểm soát việc hành đạo, việc thể hiện tín ngưỡng nơi công cộng và kiểm soát hoạt động chính trị của những tổ chức tôn giáo.”

Vẫn theo cuộc khảo sát của Pew, hầu hết 43 nước có quốc giáo đều ở Trung Đông và Bắc Phi với đa số theo Hồi Giáo.

Cứ 5 nước thì có hơn 1 nước có quốc giáo chính thức, đa số là những nước Hồi Giáo. Tỷ lệ các nước có một tôn giáo được tôn sùng là 1/5.
53% các quốc gia không có tôn giáo chính thức hay tôn giáo được ưa chuộng, và 10 nước (5%) thù ghét tôn giáo.

Hầu hết 43 nước có quốc giáo thuộc vùng Trung Đông và Bắc Phi, với một nhóm nhỏ tại Bắc Âu. Hồi Giáo là tôn giáo chính thức của 27 nước tại châu Á và tiểu vùng Sahara châu Phi cũng như Bắc Phi và Trung Đông.

13 nước-trong đó có 9 nước tại châu Âu- là những nước chính thức theo Cơ Đốc Giáo, hai nước (Bhutan và Campuchia) có quốc giáo là Đạo Phật, và Israel chính thức là một quốc gia Do Thái giáo. Không có quốc gia nào quốc giáo là Hindu.

Phúc trình của Pew nói: “Trong một số trường hợp, quốc giáo phần lớn đóng vai trò nghi lễ.”

“Thêm vào đó những quốc gia với những tôn giáo được nhà nước hỗ trợ thường có khuynh hướng có những qui định khắc nghiệt về việc hành đạo, trong đó có việc hạn chế hay cấm những tổ chức tôn giáo thiểu số.”

Cơ Đốc Giáo là tín ngưỡng được ưa chuộng của 28 trong số 40 quốc gia có một tôn giáo được ưa chuộng. 

(Nguồn The Guardian/PEW)
VOA