06.08.2017

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc: Chính phủ Đức thẩm định việc trừng phạt

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc: Chính phủ Đức thẩm định việc trừng phạt

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc và xuất hiện tại Việt Nam. Viện trợ Phát triển có thể bị hủy bỏ.
  Toà Đại sứ Việt nam tại Berlin giữ thái độ khép kín (Hình: dpa)

Việc dùng bạo lực bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã gây ảnh hưởng đối với quan hệ Đức-Việt ở nhiều phương diện. Việc trục xuất một nhân viên an ninh làm việc tại Toà Đại sứ đã khiến tình trạng căng thẳng lại thêm nghiêm trọng. Vào lúc này, việc hợp tác phát triển của hai nước cũng phải sựng lại với khoảng thời gian nặng nề trước mắt.


Chính phủ Đức đang suy nghĩ đình chỉ việc tiếp tục chi viện trợ cho Việt Nam. Việc bàn thảo với các phái bộ viện trợ cho VN đang diễn ra, một phát ngôn viên của Bộ Hợp tác Phát triển nói với báo taz. Những kết luận sẽ phải được tính đến trong tuần tới.

Mối quan hệ bị đông lạnh giữa Berlin và Hà Nội hiện đã có những hậu quả cụ thể. Theo nguồn tin của taz, ông Joachim Nagel, người được sự uỷ quyền của cơ quan Tín dụng Tái Xây dựng, và tương lai sẽ là chủ tịch Ngân hàng Phát triển Đức, đã hủy bỏ chuyến bay đến Việt Nam vào tuần tới. Lúc này không phải là thời điểm thích hợp, người phát ngôn liên quan đã trả lời câu hỏi. Cơ quan Tín dụng Tái Xây Dựng phụ trách về tài chính trong việc hợp tác phát triển và cho nhũng nước đang mở mang và đang phát triển được vay vốn ưu đãi. Tại Việt Nam, phàn lớn những vốn vay này là thuộc chương trình Tài trợ Phát triển của Đức.

Trong lần thương thảo vào tháng 5 mới đây, Nhà nước Đức đã phê chuẩn cho Việt Nam 160 triệu Euro trong vòng 2 năm tới, chủ yếu cho việc hướng nghiệp và khu vực môi trường, chẳng hạn như trong lãnh vực bảo vệ bờ biển và nguồn nước. Trong năm 2016, hơn 520 triệu Euro đã được phê chuẩn cho những dự án trong phạm vi năng lượng tái tạo và cải tiến thị trường điện lực. Với Việt Nam, Đức cũng là đối tác kinh tế quan trọng, không nước nào trong khối EU có trao đổi buôn bán nhiều hơn với quốc gia vùng Đông Nam Á này.

Bản dịch: NM