07.07.2017

Khi lãnh đạo VN đổ lỗi cho dân số ít đi sẽ gây hại kinh tế? - Thơ Phương

Khi lãnh đạo VN đổ lỗi cho dân số ít đi sẽ gây hại kinh tế?

Thơ Phương

Có vài người hỏi tôi rằng, tại VN lãnh đạo quốc gia này đang đổ lỗi cho dân số VN ít đi sẽ gây hại kinh tế quốc gia này về dài. Điều đó đúng hay sai?

Việt Nam là quốc gia có "dân số vàng".


Ôi thôi, tôi thì trả lời cá nhân ngoài chuyên môn là không phân tích yếu tố dân số tác động tới yếu tố kinh tế, vì nó rất rắc rồi và rất dài là phải phân tích rộng hơn về dân số lão hóa và thấp của các nền kinh tế lớn đang gặp phải là Nhật, Đức, hay nhiều nước Âu châu, kể cả dân số Mỹ cũng được cho vẫn hơi ít đối với nền kinh tế to lớn nhất thế giới này. Tôi thì ước đoán nếu dân số Mỹ mà tăng được thêm 100 triệu dân nữa thì GDP của Mỹ tăng thêm 4.700 tỷ $ là mức thấp. Nếu dân số Đức có thêm 60 triệu dân nữa thì 10 năm sau thì GDP của Đức sẽ vượt trên Nhật. Nếu dân số Nhật có thêm 200 triệu dân nữa (xét thêm yếu tố đất đai của Nhật được nới rộng, hoặc Nhật phải đầu tư ra bên ngoài) thì GDP của Nhật sẽ lấy lại ngôi vương cường quốc kinh tế lớn số hai của Trung Hoa cộng sản là không khó lắm,…

Tuy nhiên đối với hồ sơ dân số VN thì rất khác biệt là rất lớn, ngoài việc quốc gia này nghiện đầu tư vào bất động sản gây trì trệ sự đổi mới kinh tế thì còn nhiều lý do khác, vẫn là yếu tố chính trị chi phối kinh tế.

VN là quốc gia có dân số xếp hạng 15 trên thế giới (WB thống kê), dân số vậy là rất đông rồi. Đó là VN có số dân 92,70 triệu người, diện tích đất đai thì bé nhỏ. Vì ngay Canada có diện tích dến 9.984.670 km vuông, dân số chỉ có 36,44 triệu dân thôi nhưng lại có sự hấm dẫn là của nền kinh tế này và họ vẫn duy trì được cường quốc kinh tế xếp trên cả nước Nga. Dân số VN như vậy là xếp trên nước Đức (quốc gia có số dân đông nhất EU).

Dân số ít hay nhiều nó cũng chả liên quan đến vấn đề thiệt hại kinh tế cho VN cả, bây giờ dù VN có số dân 100 triệu hay 200 triệu dân đi nữa thì cũng vậy thôi, thậm chí là còn tồi tệ hơn cho kinh tế mà còn gây gánh nặng nhiều phí tổn cho các gia đình sinh nhiều con.

VN là quốc gia từng được đánh giá trong quá khứ lẫn hiện tại là đã trải qua thời kỳ vàng son là có “dân số vàng” mà hiếm có quốc gia nào có được, vậy mà có khá được đâu. Vì trong chiến lược phát triển kinh tế là quốc gia này đi hết sai lầm này cho đến mắc sai lầm khác, vì cơ bản vẫn là giáo dục kém, nên tạo ra con người có năng xuất lao động kém, vì tôi tính nhẩm là dễ thấy là người ta phải đặt câu hỏi năng suất lao động bình quân 1 người ở VN so với nước đã hóa Hổ ở châu Á là như thế nào? Một người lao động của Singapre, Đài Loan, Thailand có năng suất lao động bằng bao nhiêu người lao động tại VN?

Vấn đề cơ bản nhất là tôi hay nói là giáo dục và y tế ở VN có tốt hay không mà thôi, hoặc môi trường sống của người dân VN có tốt hay không? Vì giáo dục kém (năng suất lao động thấp), y tế kém (dẫn đến sức khỏe người dân kém, nó tạo ra năng suất lao động sẽ kém). Môi trường sống độc hại, vệ sinh an toàn thực phẩm kém nó cũng tác động đến khả năng lao động và chi phí khác của người lao động cũng sẽ thấp đi,….

Quan trọng nữa là chiến lược phát triển kinh tế của VN không có tầm nhìn, họ cần thay đổi thể chế lãnh đạo của quốc gia. VN trong chiến lược phát triển kinh tế là chỉ biết làm phần thô là gia công cho thiên hạ nên dù dân số có cao đi nữa cũng không thay đổi. Chuyện quái đản lãng phí nữa là “dân số người nhà của đảng” thì đang ăn lương không là họ có dân số lớn hơn gần gấp đôi dân số Singapore thì đó là những người đấy đang rất lãng phí tài nguyên cho quốc gia mà còn trái lại họ đang làm gánh nặng cho quốc gia phải tốn quá nhiều tiền bạc cho những người ăn lương nhà nước đông đảo này,….

Thơ Phương
(FB Thơ Phương)

Theo báo Dân Trí, bí thư thành ủy, ông Nguyễn Thiện Nhân đã nói như vậy sau khi được mời lên phát biểu vào cuối một phiên họp hội đồng thành phố hôm 4 tháng 7.