31.05.2017

Xuân Phúc Mỹ du, bước đầu “xiểng niểng” - Nhân Tuấn Trương

“…không có ông Trump nào “mời” cả. Ông Phúc đi New York là để đánh dấu 40 năm ngày VN gia nhập LHQ.

Phía ngoại giao cố gắng “lốp by” hành lang để ông Phúc được hội kiến ông Trump trong 30 phút, rồi “nhập nhằng” nói là ông Trump mời.”

Xuân Phúc Mỹ du, bước đầu “xiểng niểng”

Nhân Tuấn Trương
Thủ tướng Phúc được người Việt đón ở hangar  New York

Chuyện ông Phúc đi Mỹ rất nhiều người đã bàn luận. Người ta “kỳ vọng” đủ thứ, ở mọi hạng mục kinh tế, chính trị, ngoại giao.

Điều “nổi cộm” là các “chuyên gia” bắt mạch tình hình thời sự nghe được trên các “đài Hà Nội” phát thanh từ Luân Đôn, hay từ đâu đó... hầu hết là “bắc kỳ có ný nuận”. Họ “bắt mạch” đúng, sai nay mai sẽ biết. Điều rõ rệt là dân Nam kỳ không có “miệng lưỡi” và “chưn đứng”, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, từ chính trường cho tới báo giới truyền thông.

Lãnh đạo “đỉnh cao” đã đành, cho tới báo chí “tầm phào”, không ai coi bọn nam kỳ ra cái gì. Mặc dầu cái giống dân này chiếm ½ dân số cả nước.

Báo Tuổi trẻ số hôm nay đăng bài tựa đề “​Cả nước có 740km đường cao tốc, ĐBSCL chỉ bằng “số lẻ””.

Đồng bằng sông Cửu Long, cái nôi của dân Nam kỳ, cũng là “vùng trũng giáo dục” cả nước.

Từ 1975 đến nay dân chúng vùng này sống chết sống chết mặc bây. Chưa bao giờ ĐBSCL được đặt vào trọng tâm của bất kỳ một chính sách đầu tư nào đó của nhà nước. Người ta chỉ nhắc khi nơi đây bị hạn hán, nhiễm mặn. Dĩ nhiên không phải vì lo lắng cho dân ở đây sẽ “trồng cây gì nuôi con gì” để sống, trong hoàn cảnh đồng khô ruộng mặn, mà “đỉnh cao” lo cho chỉ số gạo, tôm, cá.. xuất khẩu sụt giảm, không đủ đóng góp cho GDP.

Đường cao tốc đưa về đây để làm gì ?

Với biệt danh “vùng trũng của giáo dục”, dân ĐBSCL đồng nghĩa với dân ngu. Ngoài chuyện con trâu, cây cày, trồng cây gì, nuôi con gì… bọn này biết gì về “cao tốc” với thời sự.

Nhưng nói như đỉnh cao trí tuệ đã nói: mình phải làm sao người ta mới như vậy.

Ông Phúc xuống phi trường New York “quạnh hiu”, trong “hangar vắng”. Ngoài phe ta loe hoe phe phẩy vài lá cờ, không có ông Mỹ nào ra tiếp đón.

Dân Mỹ văn minh đâu chơi kỳ cục vậy ? “Mời” người ta sao lại không đón người ta ?

Theo tôi, dân guộng xuất thân từ “vùng trũng”, vụ ông Trump “mời” ông Phúc qua Mỹ thực ra là sự “tự sướng phóng đại” của phía ngoại giao.

Nghe các chuyên gia bàn luận, có người ca ngợi chuyến đi của ông Phúc là một “thành công về ngoại giao”.

Thấy sao nói vậy. Việc ông Phúc tới đất Mỹ mà chủ nhà không ra đón, trước hết là một “thất bại” về ngoại giao.

Còn thực chất chuyến đi ?

Chuyến đi này đối với VN quan trọng bao nhiêu thì phía Mỹ họ coi “không ra gì” bấy nhiêu.

Bởi vì không có ông Trump nào “mời” cả. Ông Phúc đi New York là để đánh dấu 40 năm ngày VN gia nhập LHQ.

Phía ngoại giao cố gắng “lốp by” hành lang để ông Phúc được hội kiến ông Trump trong 30 phút
, rồi “nhặp nhằng” nói là ông Trump mời.

Ngoại giao có gỡ gạc chút đỉnh nào thì phải chờ bản “tuyên bố chung” sắp tới.

Mà theo tôi, dân dốt vùng trũng, nước Mỹ không còn lý do nào để “tôn trọng chế độ chính trị của nhau” nữa, như nội dung tuyên bố 2013 giữa Trương Tấn Sang và Obama. (Nhờ vào việc này mà ông Trọng có cớ Mỹ du, được Obama tiếp đón ở tòa Bạch ốc 2015).

Obama cần VN cho chính sách “chuyển trục”, cũng như cần VN trong hiệp định TPP. Vì vậy Obama phải nhìn nhận chế độ chính trị của VN, một chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo, để nước này thân với Mỹ hơn là thân cận với TQ.

Trump đắc cử tổng thống, cái nhìn toàn cục về lợi ích của nước Mỹ thay đổi. Nhiều dấu hiệu cho thấy Trump sẽ không “kế thừa” đường lối ngoại giao Việt-Mỹ của Obama. Trước mắt là Mỹ rút khỏi TPP.

Cái nhìn về lợi ích chiến lược thay đổi thì bạn có thể trở thành thù, hay ngược lại. Vụ “xích mích” với Mexico, Canada, hai láng giềng thân thiết, cũng là hai đối tác trong hiệp ước kinh tế Bắc Mỹ. Mới đây bất đồng (hầu hết các thứ) trong Hội nghị thượng đỉnh G7, ngoại trừ mục tiêu “diệt khủng bố”. Với OTAN, Mỹ cũng “mâu thuẫn” với hầu hết “đồng minh”. Mục tiêu OTAN cũng thay đổi. Đối tượng từ Nga chuyển qua “khủng bố”.

Cũng vì khủng bố, Trump sử dụng “tôn giáo chống tôn giáo”. Việc bán vũ khí hàng trăm tỉ đô cho Ả Rập đồng thời lên án Iran cho ta thấy “ý đồ” này.

Đối với các nước nếu không là “anh em” thì cũng là “đồng minh sống chết” mà Mỹ còn “trở áo”. Huống chi Việt Nam.

VN là một trong ba quốc gia buộc dân chúng “để tang” Fidel Castro. Một “lãnh tụ cách mạng cộng sản” sắt máu, đã đưa thế giới đến bờ vực chiến tranh nguyên tử (giữa Mỹ và Liên Xô) đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Ông này cho LX đặt các hỏa tiễn nguyên tử trên lãnh thổ của Cuba, đe dọa sự hiện hữu của nước Mỹ.

VN là một trong những quốc gia hiếm hoi còn áp đặt chế độ độc tài công an trị với màu sắc cộng sản. Nhà nước ở đây sử dụng các biện pháp đe nẹt, canh phòng của Lê Nin, Mao Trạch Đông. Họ sử dụng các biện pháp “cách mạng” như “đấu tranh giai cấp” (dùng khối dân chúng này chống lại khối dân chúng khác). Mục đích áp đặt và trấn áp những tiếng nói chống đối. Bất kể nguyên nhân đến từ an toàn môi sinh, môi trường, tôn giáo hay về trật tự xã hội. Mới đây, quốc hội VN còn bàn luận để bổ túc thêm những điều luật buộc luật sư phải tố cáo thân chủ, hay ghép tội hình sự những người “bôi nhọ” lãnh đạo.

Pháp quyền” của nhà nước CSVN không hề mang nội hàm của “the Rule of Law - l’Etat de Droit - Pháp trị”, mà chỉ thể hiện sự độc đoán của pháp chế xã hội chủ nghĩa của Lê Nin (Legislation socialism leninism - législation socialisme leninisme).

Vì vậy, trên phương diện pháp lý, nhân quyền, đạo đức chính trị, nước Mỹ văn minh không thể tiếp tục nhìn nhận một chế độ chính trị sắt máu, man rợ, độc tài cộng sản còn sót lại từ thời chiến tranh lạnh, như Obama đã từng nhìn nhận.

Về kinh tế, cũng có “chuyên gia” đoán là lợi ích trung tâm của VN trong chuyến viếng thăm.

Vấn đề là hàng hóa VN, những món hàng xuất khẩu sang Mỹ đã làm lệch cán cân thương mại hai bên, thực ra là kết quả của mồ hôi, nước mắt và sức lao động của công nhân VN. Con số rất ít, chỉ khoảng 5% số lệch cán cân.

Tài phiệt Samsung, thông qua VN đã nhập vào Mỹ hàng hóa của họ, với giá thuế quan ưu đãi, cạnh tranh như vậy là bất chánh với (Iphone) hàng hóa của Mỹ.

Tài phiệt của Trung cộng (TC) cũng nhập các loại nhôm, thép vào VN, sau đó “chế biến” lại, đóng nhãn VN rồi nhập vào Mỹ với mức thuế thấp hơn (so với nhập thẳng từ TC). Đó cũng là cạnh tranh bất chánh.

Điều mà chính phủ ông Trump cần quan tâm là lãnh đạo CSVN sử dụng đất nước và dân chúng VN như là những tài nguyên, cho tài phiệt nước ngoài khai thác. Tài phiệt các nước lạm dụng nước Mỹ, thông qua lãnh đạo CSVN. Nhân dân VN chỉ là những nạn nhân của cả hai bên: cai thầu CSVN và tư bản hoang dã.

Dung dưỡng đến mức này, vì Obama là người “thực tiễn”. Tuy được giải Nobel Hòa bình nhưng ông này sẵn sàng vì quyền lợi mà bỏ qua mọi nguyên tắc đạo đức, nền tảng của dân chủ tự do. Obama làm những gì (mà ông ta nghĩ) có lợi cho nước Mỹ.

Ông Trump, một tài phiệt thành đạt. VN sẽ không là cái gì trong các quan hệ giữa Mỹ với TC, với Nhật.

Tôi nghĩ là ông Trump sẽ đặt lại tất cả, sẽ vạch trần tất cả “mánh mung” giữa tài thiệt quốc tế với cai thầu CSVN. Vì đó tương đồng với mục tiêu “America Fist” mà ông Trump đã đặt ra trong lúc tranh cử.

Nhưng ông Trump, một người thực dụng gấp mấy lần Obama, sẽ sẵn sàng “đi” với VN. Không phải vì “đồng minh sinh tử”, mà để sử dụng VN trong cuộc chiến “đối đầu” với TC. Ông Trump sẽ “hy sinh” đánh TC cho tới người Việt cuối cùng.


Nhân Tuấn Trương