23.05.2017

Điểm khác biệt giữa nền giáo dục "nhồi sọ" Việt Nam và giáo dục tiến bộ

„…điều quan trọng làm giáo dục Việt Nam thua kém giáo dục phương Tây là những tư tưởng hết sức sai lầm bị tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ Việt Nam suốt những năm tháng vừa qua.“

Điểm khác biệt giữa nền giáo dục "nhồi sọ" Việt Nam và giáo dục tiến bộ

Trước kia, người dân Việt Nam thường nhìn nhận rằng giáo dục Việt nam thua kém giáo dục nước ngoài bởi chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, sự thiếu cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, giữa hai khối tự nhiên và xã hội,... Điều đó rất đúng. tuy nhiên, dưới một góc độ nào đó, điều quan trọng làm giáo dục Việt Nam thua kém giáo dục phương Tây là những tư tưởng hết sức sai lầm bị tiêm nhiễm vào thế hệ trẻ Việt Nam suốt những năm tháng vừa qua. Nền giáo dục tôi xin tạm gọi là "Giáo dục nhồi sọ"!


Con Đường chúng Ta Sẽ Đi:

Giáo dục tại Việt Nam vẽ ra cho học sinh con đường xã hội chủ nghĩa và thế hệ trẻ tương lai có nhiệm vụ nối tiếp  con đường đó.

Giáo dục tiến bộ khẳng định rằng chính thế hệ trẻ trong tương lai sẽ dẫn dắt đất nước mình theo cách của họ.

Do vậy trong khi thế hệ trẻ Việt Nam đi theo lối mòn, thế hệ trẻ các nước tiến bộ hết sức năng động sáng tạo trong công việc.

Quan niệm về nguồn gốc của sự giàu có:

Tại môi trường giáo dục Việt Nam, học sinh sinh viên đã quá quen thuộc với những câu hát như: "A có bác Hồ đời em được ấm no", "Đảng đã cho ta một mùa xuân ước vọng"... Điều đó ám chỉ rằng của cải là một sự ban phát. Hậu quả là người việt Nam sống một cách thụ động, dựa dẫm.

Một lần nữa giáo dục tiến bộ giáo dục học sinh biết rằng chỉ có lao động mới mang lại của cải, sự sung túc. Do đó, công dân các nước tiến bộ có khả năng tự lập rất cao. Có một câu nói nổi tiếng tại Hoa Kì: "Chúng tôi đưa cho anh một con cá, anh chỉ có cá ăn hôm nay. Chúng tôi đưa cho anh một chiếc cần câu, anh có cá ăn cả đời".

Hai Cách Nhìn Nhận Về Thuế:

Tại Việt Nam người ta dạy cho học sinh, sinh viên đóng thuế là trách nhiệm của mỗi công dân.

Tại các nước tiến bộ con người được dạy rằng cái kem chúng ta ăn cũng bị đánh thuế 20%. Tăng thuế để "phát triển đất nước" thì chẳng khác nào tự nâng mình trong một cái xô cả.

Tại Việt Nam có vô vàn các khoản thuế vô lý trong hóa đơn điện nước, tiền xăng. Nhưng người Việt dường như không mấy quan tâm. Họ cùng lắm chỉ biết phàn nàn nhưng không biết đứng lên chống trả Còn tại nước phát triển, chỉ cần nhà nước tăng thuế thì lập tức người dân xuống đường phản đối. Họ chỉ bỏ tiền ra để cải thiện chất lượng sống của chính họ, không bao giờ chi thêm tiền thuế để nuôi một bộ máy nhà nước cả.

Quy Tắc Đạo Đức Chung:

Các nhà làm giáo dục Việt Nam dày công xây dựng một hệ thống giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, thi đua học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nền giáo dục phát triển dạy học sinh biết tuân thủ luật pháp. Chỉ có luật pháp mới là thước đo chung nhất của con người.

Người Việt Nam không được giáo dục cẩn thận về luật pháp có lối sống vô cùng lộn xộn. Tại các nước dân chủ khai hóa, tính thượng tôn của pháp luật được đặt lên hàng đầu, người dân coi chấp hành đúng pháp luật như đi đúng làn đường, chờ đèn đỏ, vứt rác đúng nơi quy định,.. là một hành vi văn minh. Nếu anh không tuân thủ, anh bị cả cộng đồng khinh bỉ.

Phá Hoại Và Xây Dựng

Khi lên tiếng phản đối một vấn đề nào đó, chắc hẳn tại Việt nam chúng ta đã từng nghe qua những câu nói đại loại như: "Mày đã làm gì được cho đất nước chưa mà kêu ca ?". Đó là hậu quả của nền giáo dục coi trọng quyền lực độc tài và thủ tiêu vai trò của cá nhân. Con người không có tiếng nói trong xã hội. Mặt khác lên tiếng trong xã hội Việt Nam bị quy chụp là hành động một kẻ "phá hoại"

Tại các nước phát triển, tranh luận là động lực phát triển của xã hội. Nó hoàn toàn mang tính xây dựng tích cực. Giáo dục dạy cho con người có tư duy phản biện: biết tranh luận, đồng tình hay phản bác ý kiến người khác.

Giáo Trình độc tài và tự do:

Giáo Trình dạy học tại Việt Nam là giáo trình mang tính phổ cập ( Khắp mọi nơi dùng một loại giáo trình). Giáo trình các môn mang tính tư tưởng mang đậm "ý chí và nguyện vọng của đảng'.

Giáo trình dạy học ở các nước tiến bộ khác nhau trong từng trường học và phụ thuộc vào cụ thể từng đối tượng học sinh (Giáo trình tư nhân). Họ không ràng buộc con người nhất nhất phải theo một hệ thống tư tưởng thể hiện nguyện vọng của tầng lớp lãnh đạo.

Thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam phát triển một cách đồng đều theo xu hướng "bị nhồi sọ".  Xã hội tự do phát triển theo hướng đa chiều, do vậy phóng khoáng  có nhiều ý tưởng hơn trong công việc.

Chu Tuấn Anh

(Chính trị Vỉa hè)