23.07.2016

Những tấm bản đồ cổ: Bằng chứng Hoàng sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Những tấm bản đồ cổ: Bằng chứng Hoàng sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Bản đồ của Prevost Bellin, Đức, 1747, cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Thắng. 

Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do một người Việt sống tại Hoa Kỳ Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.

Trong nội bộ Trung cộng bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi Chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng  cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi.


20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, chứng minh vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Hoa từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Hoa phát hình tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.

   Tổng cộng có  trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung Hoa, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố và triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ hồi đầu tháng 5.2016. Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục, trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung Hoa đại lục. Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa, Trần Thắng đã cất công sang tận Trung cộng để sưu tầm từ 2010.

  
Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung Hoa, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung Hoa, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung Hoa dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung Hoa vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.


Bản gốc bản đồ đường 9 vạch do Trung Hoa Dân Quốc phát hành trong cuối thập niên 1940 (Nam hải chư đảo vị trí đồ). 
Nguồn: 1947 Nanhai Zhudao. 

  
Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
   Các nhà nghiên cứu Trung cộng cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung cộng đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung Hoa đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.
   Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế (thâm độc , hèn hạ - mượn gió bẻ măng) và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung Hoa phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.
 Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Úc nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung cộng về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
                         Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo.
  Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
  Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện Văn Hóa - Giáo Dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.

"Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Hoa", ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.

"Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Phi Luật Tân họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung cộng tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới", ông cho biết thêm.
Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện Văn Hóa - Giáo Dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các ÐH Mỹ.
Tổng hợp tin sưu tầm trên mạng Internet