01.07.2016

Giải túc cầu Âu Châu EURO 2014 – Chuyện bên lề

Giải túc cầu Âu Châu EURO 2016 – Chuyện bên lề 

Kỳ tích Băng Đảo (Iceland, Island) , lời cảnh báo cho đội Pháp 
Kolbeinn Sigthorsson (l.) freut sich über sein erstes EM-Tor für Băng Đảo und schockt das stolze England    Foto: AP/dpa 
Sự kiện gây xáo động làng báo Pháp ngày 28/06/2016 không phải là Brexit của Vương Quốc Anh mà là một Brexit khác của đội tuyển Anh trên sân cỏ châu Âu. Sau khi đội banh nhỏ Băng Đảo loại đội tuyển Anh khỏi Euro 2016 bằng chiến thắng thần kỳ 2-1, nhiều tờ báo in không kịp thay trang cũng đã có những bài trên trang mạng để không bị lỡ nhịp sự kiện chấn động làng banh châu Âu này. Và nhất là khi người hùng của Euro 2016 chính là đối thủ của chủ nhà Pháp trong trận tứ kết vào ngày 03/07/2016.
Nhật báo thể thao L’Equipe chỉ chạy tựa lớn trang nhất bằng một từ „Thiên tài“ để biểu lộ cảm xúc đối với các cầu thủ Băng Đảo. Đội banh đến từ quốc đảo nhỏ bé giữa bắc Đại Tây Dương vừa đánh bại đế chế túc cầu lớn Anh Quốc để bước vào tứ kết với vị thế hoàn toàn khác với trước lúc họ nhập cuộc đua. Chiến công lịch sử của Băng Đảo cũng là lời cảnh báo cho đội chủ nhà Pháp.
Nhật báo thể thao bình luận : „Băng Đảo, dân số chỉ bằng đảo Corse (Pháp), tiếp tục hành trình đầy kinh ngạc và kỳ diệu trên đất Pháp. Hy vọng các cầu thủ Pháp đừng lặp lại sai lầm 2004 như với Hy lạp. Còn một câu hỏi đặt ra : làm sao một đất nước núi lửa nhiều ngang với số cầu thủ chơi banh đá chuyên nghiệp lại có thể vào được đến tứ kết của Euro ?“
L’Equipe muốn cảnh báo đội tuyển Pháp „cần phải coi chừng sức mạnh đang lớn lên qua từng chiến thắng. Băng Đảo của ngày Chủ Nhật tới sẽ còn mạnh hơn Băng Đảo của ngày hôm qua. Các cầu thủ của họ đang sống trong những ngày đẹp nhất của cuộc đời. Và hiển nhiên, họ không muốn dừng lại ở đấy“.
Nhật báo Le Figaro, phiên bản trên mạng không tiếc lời thán phục kỳ tích của Băng Đảo : Không ngờ ! Phi thường ! Đội banh đến từ đất nước phương bắc bé nhỏ, đứng thứ 34 trong bảng xếp hạng của Fifa đã tạo ấn tượng mạnh ở vòng 1/8. Bốn ngày sau vụ Brexit, Băng Đảo loại đội Anh, gây thêm một bi kịch quốc gia mới cho đất nước bên kia bờ biển Manche, khiến huấn luyện viên của đội Anh Roy Hodgson phải từ chức ngay sau tiếng còi chấm dứt trận đấu
Le Figaro nhận định tiếp : Người đánh cược liều lĩnh nhất chắc cũng đã không dám đặt cửa vào tứ kết cho đội banh của hòn đảo có 330 nghìn dân và trước đó chưa hề tham dự giải đấu quốc tế nào.“
Tờ báo nhắc lại, không chỉ có người Anh mà trước đó người Bồ Đào Nha cũng đã từng hí hửng khi thấy đối thủ của mình là một chú lùn của làng banh đá. Nhưng người Anh đã phải trả giá đắt hơn. Le Figaro nhấn mạnh : „Ngồi trước màn hình TV tại Clairefontaine (đại bản doanh của đội Pháp), Les Bleus chắc đánh giá cao (Băng Đảo). Nhưng họ chỉ hy vọng một điều : sẽ không phải là nạn nhân sắp tới của những cầu thủ phi thường đến từ xứ lạnh.
Nhật báo le Parisien cũng tập trung liên hệ chiến công lịch sử của Băng Đảo như là một thách thức đối với đội tuyển Pháp vì Chủ nhật tới (03/7) các cầu thủ Băng Đảo sẽ là đối thủ của Pháp ở tứ kết.
Với tựa lớn: « Ớn lạnh Băng Đảo » Le Parisien lưu ý, Chủ nhật tới, Pháp dù có ưu thế hơn nhưng hãy coi chừng. „Các cầu thủ Pháp phải nắm bắt trận đấu và chủ động lối chơi ngay từ khi nhập cuộc“. Tức là phải hành động chứ không phải phản ứng, theo cách nói của hậu vệ cánh đội Pháp Patrick Evra.
Băng Đảo giờ đây không còn là một đối thủ nhỏ bé nữa, nhìn vào hành trình của họ từ đầu giải đến giờ thì thấy Các cầu thủ đến từ Bắc Âu đánh trận nào cũng có bàn thắng, ghi được 4 bàn ở vòng bảng“. Thực tế cho thấy, các cầu thủ Băng Đảo lần đầu tiên đến với đấu trường lớn, không phải để học hỏi kinh nghiệm. Họ đọ sức với 4 đội banh, Băng Đảo chưa để thua trận nào. Đến giờ Băng Đảo khẳng định là một đội banh có thể đánh bại bất kỳ đối thủ nào.
Trang mạng báo Liberation thì dành để nói về một bất ngờ khác xuất hiện trước trận Băng Đảo loại Anh. Đó là đội Tây Ban Nha đương kim vô địch châu Âu với đội hình hùng hậu hầu hết là những tên tuổi lớn của sân cỏ lớn đã bị đội tuyển Ý không có ngôi sao sáng nào hạ 2-0. Tờ báo ví von « các cầu thủ Ý đã biến trận đấu thành cuộc ‘đấu tranh giai cấp’ thắng lợi ».

Tự tin, Tinh thần tập thể, Huấn luyện viên Lagerback : Công thức thành công của Băng Đảo (Iceland, Island)
Đội tuyển Băng Đảo gây bất ngờ.Reuters
Đánh bại đội quân Tam sư hùng hậu, tiến thẳng vào tới tứ kết, đó là thành quả của tinh thần chiến đấu quả cảm, tự tin trong một lối chơi tập thể kỷ luật do ông thầy người Thụy Điển Lagerback dày công xây dựng cho đội Băng Đảo từ gần năm năm nay.
Sau chiến thắng oanh liệt trước tuyển Anh, tiền vệ cánh Jon Dadi Bodvarsson đã tự tin tuyên bố : „Có thể chúng tôi sẽ còn đi xa thêm chút nữa ở giải lần này“. Còn tiền đạo Johan Gudmundsson với giọng điềm tĩnh nói : „Không một ai nghĩ Băng Đảo vào được giải đấu lớn, chứ chưa nói là đi xa“.
Quả thực, đội banh mà không ai ngờ còn có mặt đến giai đoạn này của Euro được trang bị tinh thần thi đấu tự tin rất ấn tượng. Hậu vệ trụ Ragnar Sigurdsson đã thổ lộ : „Tự tin đã giúp chúng tối đi xa. Chúng tôi có một niềm tự hào của Băng Đảo, không chịu khuất phục trước bất kỳ ai. Tinh thần đồng đội đó đã giúp chúng tôi rất nhiều“.
Nhìn lại trận gặp Anh, các đợt tấn công và phòng ngự của Băng Đảo diễn ra rất tập thể, mỗi người dường như đã được ấn định cho một vai trò. Công đầu xây dựng lối chơi kỷ luật chiến thuật này thuộc về huấn luyện viên người Thụy Điển Lars Lagerback, người đã đưa Băng Đảo tiến gần 100 bậc trên bảng xếp hạng Fifa trong vòng hơn 4 năm qua cho đến điều thần kỳ ngày hôm nay.
Huấn luyện viên đội tuyển Đức Joachim Löw đã phải thốt lên rằng : „Điều tôi ngạc nhiên nhất đó là Băng Đảo đã chơi hay thực sự…. họ chơi có tổ chức cực kỳ tốt. Đó cũng chính là điều mà ông Lagerback đã thành công với đội tuyển Thụy Điển. Khi đó Thụy Điển trở thành đội banh cực kỳ khó chơi. Cách các cầu thủ Băng Đảo tấn công quả cảm và tự tin mới thực sự hay“.
Tuy nhiên các cầu thủ Băng Đảo không chơi phòng ngự một cách nhàm chán mà họ vẫn có khản năng kiểm soát banh tốt và mở các đợt tấn công nguy hiểm mỗi khi có cơ hội.
Một đặc điểm giúp làm nên chiến thắng nữa là các cầu thủ Băng Đảo có lối chơi tập thể rất chặt chẽ, rất ăn ý với nhau. Có một giai thoại nhỏ để nói lên tình thần đồng đội của các cầu thủ Băng Đảo. Sau trận ra quân hòa 1-1 với Bồ Đào Nha, thủ quân Băng Đảo Aron Gunnarson đề nghị đổi áo thi đấu với Cristano Ronaldo, nhưng đang thất vọng với trận đấu, đội trưởng Bồ Đào Nha đã từ chối và các đồng đội của anh quyết định mua cho anh một chiếc áo của Ronaldo ở ngoài chợ để lưu giữ một dấu ấn cho chiến tích mà anh cùng đồng đội đang viết ở Euro 2016.


Euro 2016 : Bí quyết tuyển quân của đội tuyển Băng Đảo (Iceland, Island)
Cầu thủ Aceland Aron Gunnarsson vui mừng chiến thắng sau trận thắng Anh 2-1, ngày 27/06/2016REUTERS/Michael DalderLivepic TPX IMAGES OF THE DAY /gs
Việc đội tuyển túc cầu quốc gia Băng Đảo lần đầu tham dự Euro đã lọt vào tới tứ kết là bất ngờ thú vị nhất trong lịch sử túc cầu châu Âu. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là làm sao hòn đảo nhỏ có hơn 300 ngàn dân này lại có thể tuyển được một đội banh làm nên điều kỳ diệu như vậy ?
Vượt qua vòng bảng xếp trên Bồ Đào Nha, loại đội tuyển Anh đầy nhân tài ở vòng 1/8 một cách thuyết phục, đội tuyển Băng Đảo bước vào vòng tứ kết như một hiện tượng lạ của giải. Sự kiện Băng Đảo bất ngờ đến mức nhiều người sử dụng internet phải đặt câu hỏi : làm thế nào mà đất nước nhỏ bé chỉ có 330 nghìn dân, có thể tìm được đủ 23 cầu thủ giỏi đến như vậy ?
Hôm thứ Hai, 27/06 vừa rồi, trong giờ nghỉ giữa hai hiệp trận Băng Đảo gặp Anh, bộ Ngoại giao Băng Đảo đã trả lời câu hỏi như vậy của một người hâm mộ túc cầu Ý bằng cách tính toán rất thú vị như thế này :
Trên tổng số 332.529 người Băng Đảo, bạn hãy trừ đi 165.259 phụ nữ, 40.546 thiếu niên nam, 83.313 đàn ông trên 35 tuổi và 22.136 người béo phì.
Bạn tiếp tục trừ đi 1246 người làm trong ngành công nghiệp đánh bắt cá voi, 478 người chuyên giám sát động đất núi lửa.
Và cũng không nên quên 1934 người làm nghề chăn thả gia súc, 1464 người làm nghề cắt lông cừu, 194 người khiếm thị, 7564 người đau ốm, 564 công chức chính quyền và 23 nhân viên ngân hàng đang ngồi tù.
Cuối cùng hãy trừ đi 8781 cổ động viên đang tập trung ở sân vận động Reykjavik và 11 thành viên ban huấn luyện đội banh.
Như vậy bạn sẽ có con số cuối cùng là 23.
Câu trả lời bằng một phép trừ rất ấn tượng này được chia xẻ trên trang reddit.com đã được cộng đồng mạng tán thưởng. Đó cũng là chủ đề được bình luận nhiều nhất trong những giờ qua trên các trang mạng xã hội.

Erreà: Trang phục đội tuyển Băng Đảo (Iceland, Island)

Image copyright  GETTY   Image caption   Cổ động viên Băng Đảo
Trong lúc này, đất nước Băng Đảo đang sống trong tràn ngập niềm vui với đá banh. Rất đông người dân đang ùn ùn đổ đến các văn phòng du lịch đăng ký đi Pháp cổ vũ cho đội nhà bất chấp giá tour lúc này đã tăng gấp 4 lần, theo một nhân viên văn phòng du lịch tại Reykjavik.
Tổng Thống Băng Đảo Gudni Jóhannesson (vừa đắc cử, chưa kịp nhận chức) cho biết ông sẽ xem trận đấu tứ kết giữa Băng đảo (Băng Đảo) và Pháp không phải trên khán đài danh dự mà là tại khu vực 10 ngàn khán giả hâm mộ đến từ Băng Đảo. Ông cũng cho biết là sẽ mặc áo đội tuyển Băng Đảo, một thứ mà hiện giờ rất khó kiếm được.
Trang phục thi đấu của đội tuyển túc cầu Băng Đảo là do hãng ERREÀ, một hãng nhỏ tại San Polo di Torrile Ý Đại Lợi sản xuất. Đây là lần đầu tiên ERREÀ có mặt trong 1 giải thể thao lớn, và chỉ sản xuất khoảng 20 ngàn áo thun đội tuyển Băng Đảo. Đột nhiên hãng nhỏ này (600 công nhân với khoảng 60 triệu doanh thu mỗi năm – kém NIKE khoảng 500 lần), trở thành nổi tiếng vượt bực và hiện có giá trị ngang với hãng trang phục thể thao PUMA.

Đội tuyển quốc gia Băng Đảo đến với hãng trang phục thể thao EEREÀ vào năm 2002 khi không tìm được hãng nổi tiếng nào khác. Ai mà quan tâm đến một quốc gia nhỏ bé 300 ngàn dân với chỉ khoảng 100 cầu thủ chuyên nghiệp? Vì vậy vào năm 2014 khi Băng Đảo qua khỏi vòng loại để vào giải túc cầu Âu Châu 2016, họ quyết định vẫn giữ bộ trang phục thể thao ERREÀ.
Tin tổng hợp từ BBC, RFI, BILD, Der Spiegel