29.06.2016

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 29.06.2016)

Tin tổng hợp liên quan đến Biển Đông và Trung cộng (ngày 29.06.2016) 

TC tuyên truyền biển đảo cho trẻ em

Image copyright CCTV
Trung cộng đang tăng cường các hoạt động trên truyền thông bằng việc tung ra một loạt các video tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ của nước này tại vùng Biển Đông.
Các hoạt động này diễn ra vào khi Tòa trọng tài thường trực sắp có phán quyết trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung cộng về các tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có tranh chấp này.


Kênh tin tức của truyền thông nhà nước Trung cộng, CCTV News đã cho phát một video hoạt hình dành cho trẻ em về Biển Đông, mà Trung cộng gọi là Nam Hải, qua cuộc trò chuyện giữa hai ông cháu, trong đó người ông giải thích cho cháu về chủ quyền của người Trung Hoa tại các đảo và vùng lãnh thổ này từ cách đây 2.000 năm.
Video hoạt hình nhắc tới lịch sử Trung Hoa thực hiện việc tuần tiễu trên biển cũng như các chuyến đi của Đô đốc Trịnh Hòa cách đây 600 năm tới vùng Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi.
Giải thích về việc vì sao có tranh chấp hiện này tại các đảo này, người ông nhắc lại việc Pháp "lấy đi của Trung cộng chín hòn đảo vào những năm 1930 và người Nhật còn lấy đi thêm một số nữa nhưng người Trung cộng đã lấy lại sau Đại chiến thế giới thứ hai" và đi kèm là hình ảnh bản đồ với đường chín đoạn khẳng định chủ quyền của Trung cộng tại vùng biển có tranh chấp này.
Lý do các nước khác "không muốn Trung cộng lấy lại chủ quyền các đảo này" là do tìm thấy dầu lửa và rằng các nước này cần phải nhìn vào lịch sử để thấy rằng Trung Hoa là nước đầu tiên định cư, làm ăn buôn bán và đặc biệt là gìn giữ an ninh tại đây.

Image copyright CCTV

Đây không phải là video duy nhất dưới hình thức hoạt hình. Hôm 21 tháng Sáu, CCTV cũng đã đưa một video khác trên trang Weibo nói tới tầm quan trọng của an toàn hàng hải tại vùng biển này.
Video hoạt hình này là một phần nỗ lực nhằm thuyết phục công dân của họ và cả thế giới rằng tuyên bố chủ quyền của họ tại Biển Đông cần phải được tôn trọng. Và nó là một trong số các video tuyên truyền được nhà nước Trung cộng thực hiện khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài liệu lịch sử và các bản đồ hàng hải.
Vẫn với luận cứ là nước đầu tiên phát hiện quần đảo này từ cách đây cả ngàn năm, Trung cộng đã đặt tên cho quần đảo này là Nam Sa, mà Việt Nam gọi là Trường Sa, nơi Trung cộng đã tăng cường hoạt động cải tạo đảo trong những năm gần đây.
Video này cũng nhắc tới bản đồ đường chín đoạn hồi những năm 1940 bao quanh bốn cụm quần đảo chính "nhằm nhắc lại và tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ và các quyền hạn khác của Trung cộng tại Nam Hải".
Bản đồ này bao trùm lên các khu vực biển mà các nước khác như Việt Nam, Nam Dương và Phi Luật Tân cũng nhận chủ quyền dựa trên các bản đồ của họ.
Trước đây Trung cộng và Phi Luật Tân đã từng có "cuộc chiến video" về tranh chấp tại Biển Đông.
Hồi tháng Sáu năm 2015, Phi Luật Tân phát phim tài liệu ba phần mang tên "Karapatan sa Dagat", tức Quyền hàng hải, để bảo vệ quan điểm của họ về vùng biển có tranh chấp để phản bác lại một series truyền hình của Trung cộng mang tên "Hành trình trên Biển Nam Trung Hoa" về tuyên bố chủ quyền tại vùng biển nằm trong "bản đồ đường chín đoạn" do Trung cộng vạch ra.

BBC


Trung cộng đang dùng 'ngoại giao nhân dân tệ'?
Image copyright  REUTERS  Image caption  Trung cộng tăng cường cải tạo đảo và quân sự hóa trên Biển Đông
Trung cộng có nhiều cách “mua chuộc” và sử dụng “ngoại giao nhân dân tệ” trong vụ kiện của Phi Luật Tân trên Biển Đông, nhà nghiên cứu Khoa học chính trị trường Đại học Hong Kong Baptist nhận định.
Năm 2013, Phi Luật Tân kiện yêu sách chủ quyền của Trung cộng lên Tòa Trọng tài quốc tế.
Đơn kiện của Phi Luật Tân nói yêu sách 'đường chín đoạn', hay 'đường lưỡi bò' mà Trung cộng dùng để khoanh vùng chủ quyền của mình ở Biển Đông, là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà cả Trung cộng và Phi Luật Tân đều là thành viên ký kết.
Trước thềm phán quyết sắp tới, nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Trung nói với BBC Tiếng Việt: “Trung cộng đang thực hiện nhiều phương cách để bảo vệ quyền lợi của mình ở vùng biển Đông, và sẽ gia tăng nhanh chóng sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực”.
Thứ nhất, Trung cộng "mua chuộc" sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới đối với quan điểm của Trung cộng về Tòa trọng tài thường trực, cũng như tranh chấp ở vùng biển Đông. Nếu phán quyết bất lợi cho Trung cộng thì Trung cộng chắc chắn sẽ đẩy mạnh chính sách mua chuộc đối với các quốc gia còn đang do dự,” ông Trung cho biết khi Trung cộng tuyên bố mình đã được 47 quốc gia ủng hộ lập trường.
Thứ hai, Trung cộng sẽ thúc đẩy với qui mô lớn hơn và nhanh hơn sự hiện diện trên các đảo tranh chấp mà hiện nay Trung cộng đang chiếm giữ, cả mục đích dân sự lẫn quân sự.”
Thứ ba, phá vỡ sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên khối Asean khi Phi Luật Tân khởi kiện Trung cộng, và hai quốc gia Lào và Campuchia lại ủng hộ quan điểm Trung cộng về vụ kiện. Chính vì vậy, Trung cộng sẽ lợi dụng "cơ chế đồng thuận" của Asean để ngăn chặn bất kỳ dự tính nào ủng hộ phán quyết của Tòa từ khối Asean.”

Image copyright  REUTERS  Image caption  Ngoại trưởng các nước Asean và Ngoại trưởng Trung cộng đã có cuộc họp tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam

Vào giữa tháng Sáu, hãng tin AP tường thuật khối Asean mau chóng rút lại thông cáo với lời lẽ cứng rắn về căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến Trung cộng, nước chủ trì hội nghị, bực bội.
Ông Trung cho biết định: “Theo Tân Hoa Xã vào ngày 19/05/2016 thì có nhiều quốc giả ủng hộ quan điểm của Trung cộng đối với vụ kiện. Trong số này, đáng chú ý có Nga, Lào và Campuchia. Đa số các quốc gia này là các quốc gia có tiềm lực yếu ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, tôi không cho rằng Trung cộng có thể mua được "chính nghĩa" trên vùng biển Đông. Tôi cho rằng Trung cộng và các quốc gia ủng hộ đều biết rõ đây là cuộc "hôn phối mang tính lợi ích" (marriage of convenience) hơn là vì cùng lý tưởng hay hệ giá trị.
Trung cộng thường có khuynh hướng không tin vào vai trò của các thể chế quốc tế, trong trường hợp này là Tòa trọng tài thường trực (PCA) khi lợi ích của họ có thể bị ảnh hưởng. Trung cộng chỉ tuân thủ theo luật pháp quốc tế khi chúng phục vụ lợi ích quốc gia của họ.
Trung cộng phải sử dụng ngoại giao nhân dân tệ, tức dùng viện trợ hay các cam kết đầu tư, đối với các quốc gia nhỏ, yếu thể về kinh tế để mua sự ủng hộ của họ trong việc Trung cộng không công nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực,” Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Trung cho biết trong bối cảnh Phi Luật Tân được nhiều nước lớn ủng hộ.

Image caption  Ngư dân Phi Luật Tân biểu tình trước thềm phán quyết của Tòa thường trực PCA
"Hoa Kỳ chắc chắn sẽ có các biện pháp cụ thể hơn về ngoại giao, an ninh, chính trị để thể hiện quan điểm của mình sau phán quyết của Tòa, nhưng chúng ta cũng nên nhìn trong bối cảnh rộng hơn là nước Mỹ đang chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11. Chính vì vậy, tôi không nghĩ rằng nước Mỹ sẽ đẩy căng thẳng ở vùng biển Đông lên quá cao."

Tin BBC

Campuchia sẽ không ủng hộ phán quyết của Tòa quốc tế về Biển Đông

Chủ tịch đảng Nhân Dân Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen (giữa).  Ảnh ngày 28/06/2016. REUTERS/ Samrang Pring

Thủ Tướng Hun Sen của Campuchia và đảng Nhân Dân hiện đang cầm quyền ở Phnom Penh sẽ phản đối tất cả tuyên bố mà ASEAN đưa ra, nếu chưa đựng nội dung ủng hộ phán quyết liên quan đến Biển Đông mà Tòa Trọng Tài Quốc Tế sẽ công bố trong một ngày gần đây.
Điều này được người lãnh đạo đảng là Thủ Tướng Hun Sen nói tới trong bài phát biểu đọc tại Phnom Penh hồi sáng nay, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập đảng.
Ông Hun Sen nói „Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định“.
Hãng tin nhà nước Trung cộng Tân Hoa Xã dẫn lời thủ tướng Hun Sen: « Đảng Nhân dân Cam Bốt dự kiến điều này, và cho rằng đây là sự thông đồng chính trị tệ hại nhất trong khuôn khổ quốc tế, kết quả là dẫn đến sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung cộng ».
Hôm 14/6, ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Vân Nam đã đưa ra một tuyên bố chung với lời lẽ cứng rắn khác thường, chỉ trích các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhưng vài giờ sau bản tuyên bố đã được thu hồi với lý do nhầm lẫn, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định do Trung cộng đã gây sức ép.
Trung cộng cũng đã nói không tham gia vụ kiện và cũng không công nhận phán quyết mà Tòa đưa ra. Gần đây, Bắc Kinh còn đổ lỗi cho Hoa Kỳ, nói rằng cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Bắc Kinh với một số nước ASEAN đang được giải quyết theo chiều hướng tốt đẹp thì Hoa Kỳ nhảy vào khuấy động, khiến tình hình trở nên căng thẳng.
Cũng trong phát biểu mới đưa ra sáng nay ở Phnom Penh, Thủ Tướng Hun Sen còn nói rằng các cường quốc không nên can thiệp vào chuyện chính trị nội bộ của Campuchia.
Khi nói điều này, ông Hun Sen muốn ám chỉ đến việc tháng trước, Quốc Hội Âu Châu dọa sẽ duyệt xét lại khoản tiền nửa tỷ dollars viện trợ cho Campuchia, nếu chính phủ Phnom Penh tiếp tục chính sách đàn áp đối lập.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ đô la vào Cam Bốt, cùng với viện trợ quân sự hào phóng. Năm 2012 Phnom Penh với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã phá hỏng nỗ lực của khối này nhằm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung cộng.

Tin RFA, RFI

 

Biển Đông : Tổng thống tân cử Phi Luật Tân tránh khiêu khích


Rodrigo Duterte, tổng thống tân cử Phi Luật Tân.Reuters
Ngày 27/06/16, tổng thống tân cử Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào về tranh chấp biển Đông với Trung cộng cho tới khi Toà trọng tài Quốc tế ra phán quyết cuối cùng.
Phát biểu tại thành phố Davao, nơi ông từng làm thị trưởng trong 22 năm, Rodrigo Duterte khẳng định "sẽ chờ quyết định của Toà trọng tài quốc tế trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào ”. Ông cũng nhấn mạnh “ Chúng tôi chỉ chờ đợi toà ra phán quyết chính thức. Chúng tôi không cần bận tâm về đề tài này. Tôi phải trao đổi với tất cả thành viên chính phủ, đặc biệt là quân đội ”.
Tuyên bố của ông Duterte phù hợp với chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino, tổng thống sắp mãn nhiệm. Ông Duterte chủ trương giảm căng thẳng với Trung cộng bằng cách tránh các bình luận mang tính khiêu khích cho đến khi Toà trọng tài Quốc tế La Haye ra phán quyết trong vài tuần tới. Tòa án La Hay dự kiến đưa ra phán quyết vào đầu tháng 07/2016.
Trước đây, trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Duterte khẳng định ông sẽ đi xuồng máy ra cắm quốc kỳ Phi Luật Tân lên một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung cộng đã xây dựng trên quần đảo Trường Sa để chứng minh quyết tâm khẳng định chủ quyền của Manila đối với các vùng biển đảo có tranh chấp chủ quyền. 

Tổng hợp tin từ RFA, RFI, BBC