15.06.2016

Hội Nghị Đặc Biệt Cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN - Trung cộng

Hội Nghị Đặc Biệt Cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN - Trung cộng
Hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung cộng được tổ chức tại Vân Nam, Trung cộng vào ngày 14 Tháng 6 năm 2016.         AFP PHOTO
Các nước Asean vừa ra thông cáo lời lẽ mạnh mẽ bất ngờ bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về các diễn biến gần đây ở Biển Đông.

Hội Nghị Đặc Biệt Cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao ASEAN - Trung cộng đã khai diễn sáng nay, 14 tháng 6, ở thành phố Ngọc Khê thuộc tỉnh Vân Nam, với lời kêu gọi của nước chủ nhà rằng các nước ASEAN nên cùng với Trung cộng nhìn về tương lai, đừng để những bất đồng gây ảnh hưởng tới mối quan hệ chiến lược.

Trong phát biểu khai mạc, Ngoại Trưởng Trung cộng Vương Nghị nói rằng quan hệ đôi bên là mối quan hệ chiến lược quan trọng, do đó, ASEAN và Trung cộng phải có tầm nhìn xa, tăng cường đồng thuận và hợp tác, để củng cố điều mà ông gọi là phát triển ổn định.
Các nước ASEAN, trong một tuyên bố chung với ngôn từ mạnh mẽ bất thường, đã bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng về một loạt hoạt động xảy ra ở vùng Biển Đông còn gọi là Biển Hoa Nam. Các hoạt động làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể dẫn tới khả năng đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định trên vùng biển Đông. Hãng tin Pháp AFP mô tả đây là một phản ứng ngoại giao hiếm có của các nước ASEAN, như một "cái tát ngoại giao vào mặt" Bắc Kinh và được phổ biến ngay trên lãnh thổ Trung cộng. Bản Tuyên Bố tuy mạnh mẽ nhưng không nêu đích danh Trung cộng.
Thông cáo của Asean nói các ngoại trưởng đã có "trao đổi thẳng thắn với Bộ trưởng Ngoại giao Trung cộng Vương Nghị". Thông cáo khá trực diện khi nói về sự nguy hiểm của chương trình cải tạo đảo của Trung cộng.
"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hóa và kiềm chế trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động xây đảo, vốn có thể tăng căng thẳng ở Biển Đông."
"Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do đi lại trên biển cũng như trên không ở Biển Đông, theo các nguyên tắc luật pháp đã được quốc tế thừa nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982."

Theo ghi nhận của giới quan sát, hiện có năm nước ASEAN bị tác hại trực tiếp từ các hành vi quyết đoán áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung cộng ở Biển Đông : Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa (riêng Việt Nam có thêm tranh chấp Hoàng Sa với Bắc Kinh), trong lúc Nam Dương thì bị Trung cộng « lấy » 
mất một phần vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna, nằm sát Biển Đông

Tin giờ chót Asean rút lại tuyên bố về Biển Đông  (15.06.2016)
Khối Asean mau chóng rút lại thông cáo với lời lẽ cứng rắn về căng thẳng ở Biển Đông mà có thể khiến Trung cộng, nước chủ trì hội nghị, bực bội, theo AP.
Thông cáo được đưa ra tối thứ Ba 14/6 sau cuộc họp Asean -Trung cộng ở tại Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, nhưng rồi bị rút lại chỉ ba giờ sau đó.
Ngoại trưởng Trung cộng đã có phản hồi sau khi Asean vừa rút lại thông cáo có lời lẽ mạnh mẽ bất ngờ mà khối này đưa ra trước đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về các diễn biến gần đây ở Biển Đông.
Ông Vương Nghị nói: "Sự hợp tác của chúng ta lớn hơn sự khác biệt; cơ hội của chúng ta lớn hơn thách thức; tình đoàn kết của chúng ta lớn hơn các vấn đề. Chúng ta sẽ giải quyết những khác biệt sao cho đúng đắn và không màng tới sự can thiệp từ bên ngoài để mối quan hệ của chúng ta có thể phát triển đúng đường lối".




Theo tin BBC, RFA, RFI