22.03.2016

Hội thảo Biển Đông tại Nga

Hội thảo Biển Đông tại Nga
Tin BBC
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, những diễn biến mới nhất về 'hành động phi pháp' của Trung cộng là nội dung hội thảo “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3.
Image copyright Other  Image caption Các diễn giả tại hội thảo nhấn mạnh những hành động phi pháp của Trung cộng trên Biển Đông
Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia sự kiện do Học viện Tư pháp Nga thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức.

Các tham luận phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, hiện trạng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, dự báo những hành động tiếp theo của Trung cộng trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông và khuyến nghị biện pháp giải quyết vấn đề.
Tất cả các chuyên gia, học giả đều bày tỏ quan ngại “tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng nếu Trung cộng vẫn leo thang những hành động ngang ngược tại khu vực”.
Tiến sỹ I.A. Umnova, Trưởng ban nghiên cứu hiến pháp và pháp luật Học viện Tư pháp thuộc Tòa án tối cao Nga, khuyến nghị một số cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có việc đệ đơn lên Tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, Tòa án công minh khu vực Asean, tòa án SCO…

Image copyright  Reuters  Image caption  Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) của CSIS công bố hình ảnh chụp các đảo mà Trung cộng đang cải tạo và cho biết một số vị trí có thể là radar tại khu vực Trường Sa
Bà cũng đề cập đến giải pháp pháp lý như việc các nước Asean đẩy nhanh tiến trình thông qua Bộ quy tắc ứng xử các bên tại Biển Đông và tiến xa hơn là Hiệp ước trung lập tại Biển Đông.
‘Ăn đất hàng xóm’
Tiến sỹ G.M. Lokshin, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Asean, Viện Hàn lâm khoa học Nga, phê phán Trung cộng sử dụng những biện pháp thô bạo chống lại ngư dân Việt Nam, cũng như việc một loạt lãnh đạo Trung cộng, nhất là giới quân sự đã có những tuyên bố thù địch đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Ông khẳng định: “Điều này đe dọa đến ổn định chính trị tại Việt Nam, đất nước có sự ổn định chính trị cao nhất Đông Nam Á”.
Tiến sỹ M.E. Trigubenko, Chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho hay: “Việc Trung cộng lấn chiếm lãnh thổ tại Biển Đông là chiến thuật truyền thống của Trung cộng, như một câu ngạn ngữ của chính Trung cộng là: “Ăn đất hàng xóm như tằm ăn dâu”.
Bà vạch trần việc Trung cộng tiếp tục khiêu khích Việt Nam trên Biển Đông khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm trái phép đến một sân bay trên Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Trung cộng xây dựng phi pháp tại đây.
Tiến sỹ V. Mosyakov, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nói: “Đã có sự lừa dối và phóng đại nghiêm trọng từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Hoa Xuân Oánh khi tuyên bố rằng Trung cộng xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông là trong giới hạn chủ quyền của nước này”.
Ông chỉ ra rằng Trung cộng đã không tôn trọng và không thực hiện những thỏa thuận song phương giữa Trung cộng và Việt Nam. Ví dụ như thỏa thuận không bên nào được có những hành động có thể dẫn đến phức tạp thêm tình hình, không tham gia đối thoại trước với bên thứ ba…

Image copyright  EPA  Image caption  Người Phi Luật Tân biểu tình phản đối Trung cộng khai triển hỏa tiễn trên đảo Phú Lâm
Tác giả A. Svetov, Chuyên gia phụ trách quan hệ với các tổ chức của chính phủ và truyền thông thuộc Hội đồng Nga, khuyến nghị “Việt Nam cần tăng cái giá phải trả cho kẻ xâm lược”.
'Tự xét xử'

Mới đây, Tòa án Tối cao Trung cộng lập tổ chức tư pháp quốc tế riêng để tự xét xử các vụ tranh chấp chủ quyền biển.
Tòa này không cho biết thêm chi tiết về tổ chức mang tên Trung tâm Luật pháp Hàng hải Quốc tế, nhưng nói nó sẽ giúp Trung cộng trở thành "cường quốc hàng hải".
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp với một số quốc gia láng giềng về chủ quyền tại Biển Đông, và căng thẳng đang lên cao trong những tháng gần đây sau khi Trung cộng tăng cường cải tạo đảo.
Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện của Phi Luật Tân lên Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc tại La Haye, nói rằng tòa Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền thụ lý vụ này.
Căng thẳng đang gia tăng sau khi Trung cộng cấp tập cơi nới, xây dựng đảo nhân tạo, khiến Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại.
Bắc Kinh khẳng định "chỉ làm việc này với mục đích hòa bình", nhưng các nước khác chỉ trích Trung cộng quân sự hóa Biển Đông.