15.02.2016

Việt Nam bị xếp hạng 'không tự do'

Việt Nam bị xếp hạng 'không tự do'
BBC
Image copyright   vietnamtribune.com    Image caption   Việt Nam được cho 20/100 điểm trong báo cáo năm 2015

Việt Nam được cho 20/100 điểm trong báo cáo về “Tự do toàn cầu 2016” do tổ chức Freedom House thực hiện trên 195 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ.

Báo cáo được thực hiện bởi Tổ chức theo dõi độc lập Freedom House, chuyên về những vấn đề như tự do, dân chủ trên thế giới. Năm nay, báo cáo kết luận "Tự do toàn cầu đang gặp áp lực".
Có ba mức độ đánh giá tổng quát trong báo cáo là tự do, tự do một phần, và không tự do.
Ngoài ra, các quốc gia còn được đánh giá ở các nội dung như quyền lợi chính trị và tự do công dân (từ 1-7, hạng 1 là tự do nhất, hạng 7 là ít tự do nhất), và được cho điểm tổng quát với thang điểm 100. Điểm tổng quát cao cho thấy quốc gia đó có tự do nhiều hơn.
Năm 2015, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về quyền lợi chính trị (hạng 7) và hạng 5 về tự do công dân.

Image copyright  AFP  Image caption   Giới quan sát tiếp tục quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Giới quan sát ở quốc tế, khu vực và trong nước thời gian qua cũng tiếp tục bày tỏ quan ngại rằng chính quyền Việt Nam vẫn còn có nhiều hành động 'đàn áp' đối với các nhóm vận động cho dân chủ hóa, nhân quyền và xã hội dân sự.

Ngay trước Đại hội Đảng 12, một luật sư nhân quyền được nhiều người biết đến, ông Nguyễn Văn Đài đã bị bắt giữ.

Một blogger nổi tiếng, ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, tiếp tục bị giam giữ không qua xét xử.
Nhiều hành động được cho là 'công an trị' nhắm vào nhiều nhóm hoạt động cũng được ghi nhận như các vụ tấn công vào các nhà vận động cho công đoàn độc lập trong nhóm của bà Đỗ Thị Minh Hạnh, hay các nhóm vận động tự do tôn giáo cũng tiếp tục bị sách nhiễu, tấn công.
Sát và ngay trong Tết âm lịch Bính Thân 2016, không lâu sau bế mạc Đại hội 12, cũng xảy ra vụ ông Ngô Duy Quyền, nhà hoạt động và là chồng của Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân, bị bắt giữ câu lưu.

Chính quyền của ông Tập Cận Bình phản ứng lại với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán bằng sự can thiệp thô bạo lên thị trường, tăng cường kiểm duyệt và tuyên truyền, và thêm đàn áp mới với xã hội dân sựBáo cáo Tự do Toàn cầu 2016

Và ngày 5 Tết âm lịch (13/2), tin cho hay, một nhà hoạt động ở địa phương, ông Paul Trần Minh Nhật ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã bị 'đốt phá' nhà cửa, ruộng vườn và nhà hoạt động đưa ra cáo buộc đã 'bị công an' địa phương 'sách nhiễu, trấn áp' do có các hoạt động đấu tranh.
Tự do sụt giảm
Trở lại với báo cáo "Tự do toàn cầu 2016", năm ngoái là năm thứ 10 liên tiếp điểm số tự do toàn cầu sụt giảm theo Freedom House.
Những vấn đề như chiến tranh tại Syria, khủng hoảng di cư đến Châu Âu đã góp phần làm thang điểm tự do đi xuống.
Áp lực kinh tế cũng góp phần làm suy giảm tự do. Tại Trung Hoa lục địa, kinh tế phát triển chậm lại đã dẫn đến "những chiến dịch thô bạo nhắm tới người bất đồng chính kiến".

Image copyright  EPA   Image caption  Trung cộng được cho là đang có các đàn áp mới với xã hội dân sự.
Báo cáo này viết về tình hình Trung Hoa lục địa:
"Chính quyền của ông Tập Cận Bình phản ứng lại với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán bằng sự can thiệp thô bạo lên thị trường, tăng cường kiểm duyệt và tuyên truyền, và thêm đàn áp mới với xã hội dân sự”.
Trung cộng xếp hạng 7 về quyền lợi chính trị, hạng 6 về tự do công dân, được 16 điểm.
Cùng trong Đông Nam Á, Thái Lan xếp hạng 6 về quyền lợi chính trị, và hạng 5 về tự do công dân, được 32 điểm.
Có 12 nước nằm trong nhóm "Tệ nhất", có thể kể đến như Syria chỉ được -1 điểm và Bắc Triều Tiên được 3 điểm.