25.11.2015

Trước chuyến công du: Chỉ trích về việc kiểm duyệt mạng Internet và bắt bớ tại Việt Nam

Trước chuyến công du: Chỉ trích về việc kiểm duyệt mạng Internet và bắt bớ tại Việt Nam

FOCUS Online (Đức Quốc)
Nhân chuyến viếng thăm Cộng Hoà Liên Bang Đức của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nhà nước Việt Nam vào ngày thứ tư 25.11.2015, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (ROG) đã lên tiếng chỉ trích việc kiểm duyệt truyền thông khắt khe tại nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Người tường thuật về những đề tài có tính cách phê bình, chỉ trích đều có thể bị trùng phạt nặng nề vì tội „âm mưu lật đổ chế độ“ hoặc „tuyên truyền chống phá nhà nước“; Việc giam giữ điều tra có thể kéo dài mấy tháng trời và các phiên tòa xử trái lại chỉ sau vài giờ đồng hồ đã tuyên bản án.


Theo lời của Mihr, người điều hành tổ chức ROG „Hiến pháp Việt Nam trên lý thuyết bảo đảm quyền tự do báo chí. Nhưng thực tế thì nhà nước Việt Nam của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã giới hạn quyền này bằng nhiều thứ luật lệ khác kèm theo. Đã đến lúc phải chấm dứt việc theo dõi, truy lùng các phóng viên độc lập cũng như các người viết Blog và phải cho phép truyền thông trong nước quyền chỉ trích, phê bình.

Ngành truyền thông và mạng luới Internet tại Việt Nam phải chịu bị  kiểm duyệt trước một cách gắt gao của Bộ Thông Tin & Tuyên Truyền. Những điều luật hình sự  định nghĩa không rõ rệt như điều luật 258 nhằm chống lại „sự lợi dụng quyền tự do dân chủ“ đã cho phép nhà nước bỏ tù ký giả dễ dàng.

Chỉ trích nhà nước là bị cấm đoán và đảng cộng sản cầm quyền theo dõi, truy lùng các phóng viên tận cùng, ngay cả việc sử dụng võ lực cũng như dùng đến bọn côn đồ thảo khấu. Các Blogs và trang mạng truyền thông xã hội thường phải dùng nhu liệu tránh né kiểm duyệt mới có thể vào truy cập được.  Hầu hết các công ty điều hành mạng đều là trực thuộc nhà nước và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kiểm duyệt.  Mật mã thường bị lấy mất và vào những ngày mà các nhà viết Blogs bị bắt hoặc bị tuyên án thì tốc độ truyền tin trên mạng Internet bị chậm hẳn lại.

Kiểm duyệt mạng truyền thông độc lập…

Bất chấp sự theo dõi của nhà cầm quyền, các mạng lưới truyền thông như trang Dân Làm Báo vẫn luôn bảo vệ quyền tự do thông tin tại xứ Đông Nam Á châu này. Kể từ khi ra đời năm 2009 và bị cấm từ đó, trang mạng Dân Làm Báo đã cho phép người sử dụng được tự do phê bình.  Các nhà viết Blogs tự do, ký giả báo chí cũng như những viên chức nhà nước dùng Whistleblower đã cùng hợp tác với trang mạng này.   
Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã ra lệnh cho Bộ Công An truy tố tất cả những người có liên quan đến trang mạng Dân Làm báo. Nhiều tay viết Blogs phải xử dụng tên giả hoặc biệt danh vì sợ bị bắt giam tù và gia đình họ bị đe dọa, đàn áp.

…và thoát khỏi kiểm duyệt

Nhân ngày quốc tế chống kiểm duyệt trên mạng truyền thông vào ngày 12.03.2015, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới  đã giúp thoát kiểm duyệt cho 9 trang mạng bị cấm tại 11 quốc gia; Trong đó có Việt Nam Thời Báo, tờ báo mạng của tổ chức Ký Giả Độc Lập tại Việt Nam và tờ Dân Làm Báo.

Lưu vong có nghĩa là tự do

Nhiều Blogger chỉ có thể tự do viết khi họ ra nước ngoài. Nhà viết Blog Tạ Phong Tần đã được trả tự do sau 3 năm bị cầm tù. Vì đã cho phổ biến trên Blog Công Lý Và Sự Thật những chỉ trích, phê phán về các vấn đề tham nhũng cũng như vi phạm nhân quyền của công an và tư pháp nên Tạ Phong Tần bị tù 10 năm cộng thêm 5 năm giam lỏng tại nhà. Sau khi được trả tự do, bà Tạ Phong Tần đã xuất cảnh đi đến Los Angeles, Hoa Kỳ và được nhà viết Blog Nguyễn văn Hải đón chào tại đó. Ông Nguyễn văn Hải, được biết đến dưới biệt danh Điếu Cày, cũng bị án từ 13 năm như bà Tạ Phong Tần và phải lưu vong qua Hoa Kỳ sau khi được trả tự do.

Chiến dịch yểm trợ cho linh mục Nguyễn văn Lý

Tiêu biểu cho nhiều người là linh mục Nguyễn văn Lý, người đã cùng thành lập một trang mạng lưới truyền thông cho dân chủ. Ông đang ngồi tù, vì vậy tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã phối hợp với Hiệp Nhóm Truyền Giáo  địa phận Aachen, Đức Quốc, phát động chiến dịch góp chữ ký ủng hộ Lm Nguyễn văn Lý vào cuối tháng giêng 2016. Thỉnh nguyện này sẽ được gửi đến chính quyền Liên Bang Đức vào tháng 9.2016. Ban tổ chức phát động chiến dịch nói rằng: Tự do tín ngưỡng và tự do thông tin phải đi đôi với nhau được và nhân quyền không thể phân ra được.    Lên tiếng cho người có đạo bị áp chế cũng như cho người theo các tôn giáo nhỏ khác cũng có nghĩa là lên tiếng cho tự do thông tin và ngược lại.

Việt Nam đứng hàng thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia về tự do báo chí do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng. 14 người viết Blog hiện đang ngồi tù. Năm 2014 có 3 người Việt Nam viết Blogs được vinh danh trong 100 vị anh hùng của tự do báo chí. Việt Nam bị cho là một trong những quốc gia „thù địch với mạng truyền thông Internet“.

LQT 
dịch từ Focus online (Đức Quốc)


Đọc thêm thông tin về tình trạng phóng viên và báo chí Việt Nam trên trang mạng:  www.reporter-ohne-grenzen.de/vietnam/

Hoặc trang mạng của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (ROG),
(OTS: Reporter ohne Grenzen e.V.): http://www.presseportal.de/nr/51548


  Vor Staatsbesuch: Kritik an Internetzensur und Inhaftierungen in Vietnam

Anlässlich des Deutschlandbesuchs von Vietnams Präsident Truong Tan Sang am morgigen Mittwoch kritisiert Reporter ohne Grenzen (ROG) die strenge Medienzensur in der sozialistischen Republik.

Wer über kritische Themen berichtet, muss wegen „Umsturz des Staates“ oder „Anti-Regierungs-Propaganda“ mit harten Strafen rechnen. Die Untersuchungshaft kann Monate dauern, Gerichtsverhandlungen sind hingegen oft schon nach ein paar Stunden vorüber.

Die vietnamesische Verfassung garantiert theoretisch das Recht auf Pressefreiheit. Praktisch schränkt die Regierung unter Präsident Truong Tan Sang dieses Recht mit zahlreichen Ausnahmegesetzen ein“, sagt ROG-Geschäftsführer Christian Mihr. „Es ist an der Zeit, die Verfolgung von Bloggern und unabhängigen Journalisten zu beenden und kritische Medien im Land zuzulassen.

Medien und Internet in Vietnam unterliegen einem strengen System der Vorzensur durch das Propagandaministerium. Schwammige Strafgesetze wie Artikel 258 gegen den „Missbrauch demokratischer Freiheiten“ ermöglichen es, Journalisten zu inhaftieren. Regierungskritik ist verboten und die kommunistische Partei verfolgt Blogger und unabhängige Journalisten hartnäckig, oft auch mit brutaler Gewalt und unter Zuhilfenahme krimineller Gruppen. Blogs und soziale Medien sind häufig nur durch Zensurumgehungssoftware zugänglich. Die meisten Internetunternehmen sind in staatlichem Besitz und arbeiten eng mit den Zensurbehörden zusammen. Passwörter werden gehackt und an Tagen, an denen Blogger festgenommen oder verurteilt werden, werden Internetverbindungen verlangsamt.

UNABHÄNGIGE MEDIEN ZENSIERT...

Trotz der Verfolgung durch die Behörden verteidigen Internetseiten wie Dan Lam Bao weiter das Recht auf Informationsfreiheit in dem südostasiatischen Land. 2009 gestartet und seitdem gesperrt, erlaubt Dan Lam Bao seinen Nutzern, ihre Meinungen frei zu äußern. Unabhängige Blogger, Journalisten der traditionellen Medien und Whistleblower aus Regierungskreisen - sie alle arbeiten mit an der Internetseite.

Ministerpräsident Nguyen Tan Dung beschuldigte Dan Lam Bao, mit seinen Veröffentlichungen „die Führer der Nation zu beleidigen, die Bevölkerung gegen Partei und Staat aufzuwiegeln, Zweifel und schlechte Öffentlichkeit zu provozieren und damit das Vertrauen in den Staat zu untergraben.“ (http://t1p.de/2uty)

Nguyen Tan Dung ordnete das Ministerium für öffentliche Sicherheit an, gegen jeden zu ermitteln, der mit Dan Lam Bao in Verbindung stehe. Weil viele Blogger Verhaftung oder Schikanen gegen ihre Familien fürchten, können sie nur unter Pseudonym schreiben.

... UND ENTSPERRT

Zum Welttag gegen Internetzensur am 12. März 2015 entsperrte Reporter ohne Grenzen neun zensierte Internetseiten in elf Ländern (http://t1p.de/x7ta), darunter auch Vietnam Thoi Bao, die Webseite des unabhängigen Journalistenverbands in Vietnam (http://t1p.de/0mta), und Dan Lam Bao. (http://t1p.de/fa6b)

EXIL BEDEUTET FREIHEIT

Viele Blogger können nur im Exil frei arbeiten. Die Bloggerin Ta Phong Tan wurde im September nach drei Jahren Haft freigelassen. (http://t1p.de/hctp) Sie veröffentlichte auf dem Blog Cong Ly v Su That (Gerechtigkeit und Wahrheit) ihre Kritik an Korruption und Menschenrechtsverletzungen durch Polizei und Justiz und wurde zu zehn Jahren Haft und fünf Jahren anschließenden Hausarrests verurteilt. (http://t1p.de/nodg) Nach ihrer Freilassung reiste Ta Phong Tan direkt in die Vereinigten Staaten, wo sie bei ihrer Ankunft in Los Angeles von Nguyen Van Hai begrüßt wurde. Nguyen Van Hai, besser bekannt unter seinem Blognamen Dieu Cay, wurde zusammen mit Tan zu 13 Jahren Haft verurteilt und nach ihrer Freilassung ins Exil gezwungen.

KAMPAGNE MIT MISSIO FÜR NGUYEN VAN LY

Stellvertretend für viele steht der katholische Priester und Mitbegründer einer Online-Plattform für Demokratie, Nguyen Van Ly. Er sitzt im Gefängnis. Deshalb starten missio Aachen und Reporter ohne Grenzen Ende Januar 2016 eine gemeinsame Unterschriftenaktion für Nguyen Van Ly. Die Petition soll im September 2016 an die Bundesregierung überreicht werden. missio und Reporter ohne Grenzen sagen: Religionsfreiheit und Informationsfreiheit sind untrennbar verbunden und Menschenrechte sind unteilbar. Der Einsatz für bedrängte Christen und andere religiöse Minderheiten bedeutet immer auch, sich für Informationsfreiheit einzusetzen - und umgekehrt.

Vietnam steht auf Platz 175 von 180 Staaten auf der Rangliste der Pressefreiheit von Reporter ohne Grenzen. 14 Blogger sitzen derzeit im Gefängnis. 2014 befanden sich drei vietnamesische Blogger unter den 100 Helden der Pressefreiheit. (http://t1p.de/fj3y) Das Land zählt außerdem zu den größten „Feinden des Internets“. (http://t1p.de/vjlr)

Weitere Informationen zur Lage der Journalisten in Vietnam finden Sie unter www.reporter-ohne-grenzen.de/vietnam/.

OTS: Reporter ohne Grenzen e.V.: http://www.presseportal.de/nr/51548